Phong cách nghệ thuât Đức_Trí

Đức Trí hay viết về chủ đề tình yêu, những vẻ đẹp không trọn vẹn, những giấc mơ...có giai điệu nhẹ nhàng, nồng nàn, dễ nhớ, không dùng nhiều kỹ thuật. Là một nhạc sĩ đắt khách trên thị trường nhưng bản thân anh lại là một người không bao giờ nhận đơn đặt hàng. Không thể biết mình có bao nhiêu ca khúc được khán giả yêu thích. Nhưng, có một điều tôi có thể khẳng định, tất cả các ca khúc tôi viết ra đều dành cho riêng mình chứ không phải cho một giọng ca nào cả. Cảm xúc không phải là thứ có thể nặn ra theo ý muốn của bản thân [...] Riêng tôi, tôi thích những ca khúc có giai điệu đẹp. Chính vì vậy, tôi vẫn thường hoàn thiện giai điệu của một ca khúc trước khi nghĩ đến việc đặt lời cho nó. Giai điệu đẹp sẽ khiến cho khán giả nhớ đến ca khúc trước tiên. Đó là nguyên tắc, chuẩn mực sáng tác của riêng Đức Trí.[12] Đức Trí khẳng định: Chưa bao giờ trong cuộc đời sáng tác của tôi, tôi đặt ra mục tiêu ca khúc của mình phải được đông đảo khán giả đón nhận. Bởi tôi không sống được bằng nghề viết nhạc. Và hơn hết, tôi không thích mẫu số chung. Tôi thích ca khúc của tôi phải có 2 luồng dư luận trái ngược nhau. Vì như thế mới phản ánh đúng bản chất của ca khúc.[12] Với anh, ca khúc chỉ là một phần rất nhỏ trong khái niệm về âm nhạc, không nên bắt nó phải tải một nội dung quá lớn. Anh không xem sáng tác là con đường chính, sáng tác chỉ là những phút giải toả hiếm hoi sau những chuỗi ngày mệt mỏi trong phòng thu.[12]

Trong các vai trò đã thử qua, Đức Trí cho rằng mình làm tốt nhất công việc của một producer (nhà sản xuất), thích hợp và có hứng thú nhất.[13] Anh theo tất cả các dòng nhạc trừ techno. Anh quan niệm techno và nhạc dance nói chung không phải là âm nhạc để thưởng thức mà là công cụ để phục vụ cho việc nhảy, nó không phải là sáng tác và vì thế không cần nhạc sĩ để làm. Nhưng Đức Trí vẫn thực hiện những bài phối trên nền techno.[13] Ở Ðức Trí có sự hội tụ của 3 dòng nhạc: Dân tộc - Cổ Ðiển - Hiện Ðại. Anh chia sẻ: Các nốt Ðô, Re, Mi, Fa, Son, La, Si và các chữ Hò, Xự, Xang, Xê, Cống có thể hòa nhập thành một thể thống nhất mà vẫn không mất đi nét riêng của từng thành tố. Sự kết hợp chúng lại với nhau sẽ tạo ra cấu trúc âm nhạc mới mẻ đầy sức thuyết phục. Tốt nghiệp nhạc viện khoa Lý luận phê bình nhưng Đức Trí cương quyết không viết một bài nào liên quan đến phê bình, chỉ đi về nghiên cứu lý luận vì theo anh làm phê bình phải có lập trường và chính kiến, mà điều ấy các nhà sáng tác ở mình không ưa, đã không ưa thì họ không để mình sống vui vẻ thoải mái.[13] Thần tượng của anh là nhà sản xuất âm nhạc David Foster.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đức_Trí http://www.bluemelodyvn.com/ductri/begin.php?mode=... http://www.bluemelodyvn.com/ductri/begin.php?mode=... http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet... http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/tron... http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/nhac/lang-nha... http://dantri.com.vn/giai-tri/nhac-si-duc-tri-da-c... http://dantri.com.vn/giai-tri/phuong-thanh-ho-ngoc... http://dantri.com.vn/van-hoa/vi-thanh-cho-dia-than... http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nhac-si-duc-tri... http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nhac-si-duc-tri...